Nơi bình yên !
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nơi bình yên !
Một buổi chiều nóng bức, nắng rát cả tay, nắng rám cả da mặt, Khang uống ba cốc bia vẫn chưa thấy hết khát mà cũng chẳng thấy thằng bạn chết tiệt đâu, đã vậy, cứ dăm phút lại có đứa đến làm phiền.
Lúc thì "chú ơi mua cháu gói bông", lúc thì "anh làm ơn thuơng lấy già, mua cho già hộp kẹo"... Đã hơn 5 giờ chiều mà vẫn không hết nóng. Nóng gì mà oi mà bức thế, không một cơn gió, mùi nhựa đuờng, mùi rác ruởi, mùi mồ hôi... bốc lên thành thứ mùi lờm lợm, làm nguời ta thấy bức bối, ngột ngạt. Vậy mà lại một người nữa khều vai áo Khang:
- Chú mua giúp phong kẹo cao su chú.
- Mời gì mời lắm thế, kẹo kẹo... Nắng thế này mà kẹo kẹo, có đi ngay chỗ khác không?
Tự dưng giọng Khang trở nên cáu kỉnh khác hẳn ngày thuờng nhưng nghe giọng khê đặc, nghèn nghẹn khiến Khang mủi lòng:
- Dạ xin lỗi chú.
Khang ngẩng đầu nguớc lên, nguời đàn bà không dưng kéo nón cụp mắt xuống, mồ hôi giòng giòng trên má.
Nguời đàn bà vội vàng lủi đi, bước chân tập tễnh thấp cao rồi mất hút vào đám đông... Như sực nhớ ra điều gì đó, Khang gọi với theo:
- Này cô...
Nguời đàn bà ấy có gì đó thấy quen quen mà Khang không tài nào nhận ra nổi, hay chỉ là Khang mơ hồ thấy vậy? Khang chợt nhớ tới má... Ngày xưa, bà cũng tha Khang đi khắp nơi bán hàng dạo như thế. Từ gánh hàng rong như thế, Khang khôn lớn và được như ngày nay. Nhiều khi cố quên đi cái tuổi thơ khó nhọc đó, quên đi cái xuất phát điểm tầm thuờng, những mưu mẹo, quên đi cuộc sống hiện tại và thực là mình. Nhiều khi Khang đang tự đánh mất mình bởi những mưu mô đời thuờng và bọc mình trong giả dối, ngọt nhạt. Nguời Khang cứ như hâm hấp, mắt cay xè mà không thể khóc. Đàn ông 35 tuổi như Khang không có quyền khóc.
- Này, làm cái gì ngồi như mất hồn vậy?
Giọng Tuấn oang oang cắt ngang suy nghĩ của Khang. Khang ngẩng đầu lên vờ nhăn nhó:
- Nghĩ quái gì, nắng quá phát hâm cả người mà mày làm gì lâu thế?
- Gớm, chả mấy khi rồng gặp tôm. Tao vướng cuốc khách quen, kêu đưa bà vợ ông ý đi sanh, không chả ra lâu rồi ấy. Thế có việc quái gì mà kêu tao ra?
- Việc "éo" gì đâu. Rỗi rãi, buồn, chán đời, kêu mày ra ngồi làm vài chai.
- Mày mà cũng có lúc rỗi rãi à? Dạo này mày gày đi nhiều nhỉ? Công việc quá tải à?
- Không, quá gì. Bình thuờng ấy mà.
- Mà thôi, tao không hỏi nhiều nữa, làm chai đi mày... Này sao hôm nay mày uống dữ vậy?
Tuấn nheo nheo mắt nhìn Khang. Bình thuờng Khang rất ít khi uống. Chắc phải có chuyện gì ghê gớm lắm đây.
- Tao chán đời.
- Có chuyện gì à?
- Chuyện gia đình thôi.
Tự dưng nhắc đến chuyện gia đình, Khang ái ngại nhìn Tuấn. Ừ thì mọi thứ là Khang quyết định mà, còn trách được ai.
- Bát đũa có lúc xô nhau, vợ chồng thì có lúc này lúc kia, bỏ qua đuợc gì thì bỏ qua cho nhẹ đầu.
Khang bỗng cuời chua chát:
- Mày không còn giận tao à?
- Giận quái gì mày?
Khang nhớ hôm Tuấn vay Khang tiền, Khang đã hứa sẽ xoay cho, vậy mà hôm sau, Khang đành gọi điện nói khéo:
- Mày thông cảm, có chút tiền thì vợ tao lại mới cho ông anh vay, chưa lấy được, thư thư mấy bữa nữa lấy được, tao đưa cho.
- Ừ, không sao. Gớm, chỗ bạn bè mà mày khách sáo thế.
Ấy là Khang tự thấy nguợng với Tuấn. Đằng đằng Khang là giám đốc, trông lịch lãm như thế, đi con Camry hơn hai tỷ, nhà biệt thự to vật vã giữa phố chính mà bạn vay mấy chục triệu không có. Nghĩ lúc ấy, Khang thấy nhục nhã thay cho mình.
Ai cũng khen Khang suớng, kiểu "chuột sa chĩnh gạo". Vợ đẹp, con xinh, nhà lầu xe hơi. Ông bố vợ làm tổng... có nguời tung kẻ hứng. Thực ra Khang chỉ giống như con bù nhìn đuợc giật dây trong gia đình nhà vợ. Quyền sang chức trọng, đó chỉ là cái vỏ, kiểu như có tiếng mà chả có miếng. Hàng tháng, lương lậu vợ cầm cả và phân phát như kiểu bố thí. Thục Anh, vợ Khang giọng lúc nào cũng ngon ngọt như rót mật:
- Nào em có tiếc gì anh đâu nhưng anh cầm nhiều tiền đi xe đẹp, gái lại theo, mẹ con em sống với ai?
Ừ thì cô nói cũng có lý thật. Cái lý khéo co thì ấm nhưng ấm quá thì chết vì nóng ra đấy...
Khang thuơng mẹ, đón mẹ lên ở đuợc hơn nửa tháng, bà nhất quyết đòi về. Nàng dâu rõ ngon ngọt, nhẹ nhàng gọi dạ bảo vâng, ấy vậy mà chẳng hiểu thế nào hôm về bà còn nói "mát", Khang nghe đến đau lòng:
- Tôi nhà quê, không quen ở nhà cao cửa rộng, anh chị cho tôi về. Nhà cửa thoáng mát, tình làng nghĩa xóm tôi quen rồi.
Cô nàng thì ngọt nhạt:
- Kìa mẹ, sao mẹ nói thế? Mẹ ở đây với vợ chồng con cho vui. Bọn con có gì chưa phải thì mẹ bỏ qua.
Mẹ Khang không nói gì, bà thu dọn đồ đạc rồi về thẳng, hoạ hoằn có nhớ cháu lắm bà cũng chỉ sáng lên, chiều lại về ngay. Mà con bé con không biết giống ai, mỗi lần bà nội động vào gì lại kêu:
- Bà không biết làm đâu, bà để con, không hỏng bây giờ.
Lắm lúc cáu quá, Khang lại quát con:
- Vy! Sao con nói với bà thế?
Vợ anh lại bênh:
- Con sai gì đâu.Con còn nhỏ ai nỡ nặng lời như thế?
Thời gian đầu, Khang cũng không hiểu sao mẹ với vợ lại kiệm lời như thế, không khí trong gia đình cứ không thoải mái như đang trong một vở kịch. Sau thì Khang cũng lờ mờ nhận ra...
- Này, nghĩ gì thế?
- Tuấn đập mạnh vào vai Khang một cái.
Khang ngẩng lên cười:
- Ngại quá! Không có tiền cho mày vay.
- Gớm, chuyện đến cả mấy tháng rồi cha nội ạ! Uống nhanh còn về.
- Có chuyện gì thế?
- Hôm nay sinh nhật con bé con. Con Phuơng Linh ấy. 5 tuổi rồi đấy. Một vài năm nữa kinh tế kha khá một chút, đẻ thêm đứa nữa cho vui cửa vui nhà. Vợ chồng mày cũng tính sinh đứa nữa đi. Kinh tế có, ông bà ngoại khoẻ, đẻ đi chờ gì, con Vy cũng gần 10 tuổi rồi còn gì. Vài năm nữa lại ngại. Hôm nay về nhà tao chứ? Lâu lắm rồi đấy.
- Ừm, sinh nở quái gì?
- Gọi điện về báo bà xã cắt cơm đi.
- Kệ, để mẹ con nó tự lo.
Khang vừa nói ngắt lời thì có tiếng điện thoại réo rắt. Liếc nhìn thấy số vợ yêu, ngập ngừng một lúc rồi anh bắt máy, Khang khẽ nhếch mép cười rồi bật máy. Đầu bên kia tiếng vợ rõ nhẹ nhàng:
- Hôm nay đầu tháng, không có công việc gì, anh về sớm nhé! Tối nay chị Thu nấu canh chua, thịt ba rọi kho mắm tép ngon lắm! Anh về ăn, mẹ con em đợi cơm.
- Tôi có việc.
- Để bữa khác đi anh. Hôm nay em mua vé cả nhà mình đi coi phim. Em hứa hôm nay đưa con đi rồi.
- Tôi bận...
- Ơ, hôm nay anh sao thế?
Tự dưng Khang cáu kỉnh rồi ngắt máy, rồi lại cười… Ba từ "mẹ con em" cứ dội vào đầu Khang đau buốt. Gớm, ngọt nhạt quá!
Lại tiếng chuông điện thoại reo. Khang tắt bụp rồi tắt nguồn.
- Ơ cái thằng này sao đấy?
- Không sao.
Hôm nay Khang kêu taxi để ra ngoài hẹn Tuấn:
- Về kiểu gì? Tao không có mũ đâu.
- Không cần.
- Mày vẫn ẩu như xưa nhỉ?
Tuấn nheo mắt nhìn Khang cười. Khang hỏi:
- Mày mới mua con xe này à?
- Một tháng bốn ngày rồi cha nội ạ. 135 triệu xe cũ, 50/50 với thằng em. Hai anh em thay nhau chạy, xem ra đỡ cực hơn mà kiếm được hơn so với chạy xe ôm.
- Ừ, mừng cho mày.
Lâu quá rồi Khang không tới nhà Tuấn, dễ tới hai năm. Tuấn cũng không bao giờ đặt chân tới nhà Khang. Không hiểu Tuấn ngại vì nhà Khang to quá hay vì Thục Anh. Ai cũng khen Thục Anh khéo... khéo... Khang lại nhếch mép cười.
- Tụi thằng Minh lác với Dũng đen nhắc mày suốt đấy.
Nhớ tình bạn thời "khố rách áo ôm" đó, Khang chợt thấy rưng rưng:
- Tao tệ quá, lâu rồi chẳng hỏi thăm chúng nó.
Hội của Khang có 4 thằng, học cùng cấp ba rồi cùng kéo nhau ra đất Hà Thành này kiếm ăn và hay trêu nhau là "ăn mày đất Hà Thành". Bốn thằng thân nhau như anh em vậy. Khang nhớ hồi truớc, bữa đói bữa no, được bạn bè cưu mang nhiều. Trong hội có mỗi Khang là sinh viên, ngày đi làm, tối đi bán bánh mỳ dạo nhưng không đuợc là bao. Có Tuấn và Minh chạy xe, còn Dũng làm công nhân cho một xưởng cơ khí lúc nào cũng nhem nhuốc cả nhưng mà vui, mà đùm bọc nhau.
- Tháng sau thằng Dũng lấy vợ, mày có về ăn cuới không?
Dũng là đứa lấy vợ muộn và cũng có hình thức kém hơn cả. Nhưng đuợc cái cậu hay cười và hay nói tếu táo nhất hội.
- Vợ nó nguời ở đâu? Bao tuổi?
- Hơn cu cậu hai tuổi, 36 tuổi. Nom cũng mặn mòi. Có một đứa con riêng nhưng thấy cũng tốt bụng và giỏi giang. Hai vợ chồng nó về quê mở cửa hàng cũng ổn.
- Cũng mừng cho nó. Chắc chắn tao về rồi...
***
- Thằng Khang. Mày chết đâu, sao giờ thấy mặt?
Giọng Minh ồm ồm đã nghe từ đầu ngõ.
- Quấn vợ quá , không coi bạn bè ra gì nữa hả?
- Không phải vậy.
- Anh này, anh Khang bận nhiều việc, sao lại nói như thế?
Giọng Quyên nhẹ nhàng cất lên.
- Quyên đó hả em?
- Dạ, lâu quá mới gặp anh Khang. Anh không dẫn vợ tới chơi?
- Vợ nó đến "éo" gì những chỗ thế này?
- Kìa anh...
Hai vợ chồng Minh đến lạ. Minh thì thẳng toẹt, ăn nói chả cần nghĩ trước nghĩ sau, thật thà và tốt bụng chưa từng có. Còn Quyên thì dịu dàng, khéo léo, cô giáo mầm non hẳn hoi. Vậy mà lấy Minh chạy xe ôm mà lại yêu Minh hết mực. Đúng là tình yêu bình dị chứ không cần phải đao to búa lớn gì, chứ không phải thứ xa hoa giả dối gì.
Bữa cơm đơn giản nhưng ấm cúng. Con bé Linh luôn miệng liến thoắng. Ai cũng có quà cả, riêng Khang lịch lãm nhất thì tay không, chẳng có gì. Đúng là đàn ông... vô vị. Mà Khang cũng làm gì nghĩ ra điều ấy, trong Khang là một thứ hỗn độn và rời rạc, chỉ tiếc là không vứt hết ra ngoài được cho nó nhẹ lòng.
Đã bao nhiêu năm rồi nhỉ? Ai cũng có một cuộc sống riêng, dẫu bình yên hay sóng gió. Mỗi nguời có một cách đối diện và chấp nhận nó theo cách riêng của mình nhưng đều yên ổn, duy chỉ có Khang. Như vợ chồng Minh - Quyên, kiếm đuợc bao nhiêu tiền đều chạy chữa, kêu cầu tứ nơi để có được mụn con. Vợ chồng Tuấn - Lan, gia đình nhỏ bé nhưng không bao giờ ngớt tiếng cuời. Ngay như cái thằng Dũng đen, bé loắt choắt, chịu thiệt thòi nhất rồi cũng đã tìm được bến đỗ.
Còn Khang, Khang có tất cả nhưng có hạnh phúc không hay Khang đang đủ đầy và hạnh phúc quá để lại thấy thèm những cái nhỏ bé, vụn vặt đời thuờng mà mình đã đánh rơi? Khang nhìn Minh chốc chốc lại quay ra cuời tít mắt với vợ, cũng thấy thèm thèm.
- Tôi nghĩ rồi mấy ông ạ! Con là do trời cho. Với lại chả có cái gì là trọn vẹn cả. Hai vợ chồng tôi quyết định xin đứa con nuôi. Chả cần, gái hay trai đều yêu hết. Thèm tiếng trẻ con lắm rồi.
Giọng Minh như mơ hồ:
- Tám năm rồi. Thôi trời thương cho đứa con nữa thì coi như có hai đứa. Hom trước tôi làm thủ tục xin rồi. Gớm hồi hộp ra phết mấy ông ạ!
- Khiếp, cha này hom nay đa cảm và triết lý thế?
- Thế là tôi sắp có thêm đứa con thứ hai rồi, phải không con gái?
Minh quay ra con bé Linh âu yếm.
Phương Linh cũng dài giọng ra:
- Ba nuôi, con sắp có thêm em hả? Lúc ấy ba má có qua mua quà cho Phương Linh thuờng xuyên nữa không?
- Yên tâm, lúc nào ba má chả yêu con.
Nhìn đôi má phúng phính và cái môi đỏ chót của con bé chu lên khiến cả nhà mỉm cười.
Nhanh thật, mới ngày nào mà dễ đã cả chục năm trôi qua. Thời gian đúng là quá vội để nguời ta sống, nguời ta yêu, người ta hờn ghét và đánh rơi rớt quá nhiều điều.
10h30, mọi nguời rút lui về, Khang cũng cáo từ, chỉ còn một mình lang thang. Trời về đêm đã bớt ngột ngạt và thoang thoảng cơn gió mát. Khang ghé vào bar ngồi ở một góc kín. Thỉnh thoảng có vài cô váy ngắn cũn cỡn, áo hở nửa ngực ra mời gọi... Bất chợt Khang cũng thèm đuợc ném mình váo một xó nào đó dù tối tăm trong hoan lạc để mà có thể lãng quên, để có đuợc cái niềm vui dù chỉ vá víu của đời thuờng. Khang chợt thấy mọi sự xa hoa chỉ là phù phiếm. Tất cả dường như chỉ là ảo giác không có thực. Không dưng, Khang nhớ Thảo đến cồn cào...
Còn nữa...
Lúc thì "chú ơi mua cháu gói bông", lúc thì "anh làm ơn thuơng lấy già, mua cho già hộp kẹo"... Đã hơn 5 giờ chiều mà vẫn không hết nóng. Nóng gì mà oi mà bức thế, không một cơn gió, mùi nhựa đuờng, mùi rác ruởi, mùi mồ hôi... bốc lên thành thứ mùi lờm lợm, làm nguời ta thấy bức bối, ngột ngạt. Vậy mà lại một người nữa khều vai áo Khang:
- Chú mua giúp phong kẹo cao su chú.
- Mời gì mời lắm thế, kẹo kẹo... Nắng thế này mà kẹo kẹo, có đi ngay chỗ khác không?
Tự dưng giọng Khang trở nên cáu kỉnh khác hẳn ngày thuờng nhưng nghe giọng khê đặc, nghèn nghẹn khiến Khang mủi lòng:
- Dạ xin lỗi chú.
Khang ngẩng đầu nguớc lên, nguời đàn bà không dưng kéo nón cụp mắt xuống, mồ hôi giòng giòng trên má.
Nguời đàn bà vội vàng lủi đi, bước chân tập tễnh thấp cao rồi mất hút vào đám đông... Như sực nhớ ra điều gì đó, Khang gọi với theo:
- Này cô...
Nguời đàn bà ấy có gì đó thấy quen quen mà Khang không tài nào nhận ra nổi, hay chỉ là Khang mơ hồ thấy vậy? Khang chợt nhớ tới má... Ngày xưa, bà cũng tha Khang đi khắp nơi bán hàng dạo như thế. Từ gánh hàng rong như thế, Khang khôn lớn và được như ngày nay. Nhiều khi cố quên đi cái tuổi thơ khó nhọc đó, quên đi cái xuất phát điểm tầm thuờng, những mưu mẹo, quên đi cuộc sống hiện tại và thực là mình. Nhiều khi Khang đang tự đánh mất mình bởi những mưu mô đời thuờng và bọc mình trong giả dối, ngọt nhạt. Nguời Khang cứ như hâm hấp, mắt cay xè mà không thể khóc. Đàn ông 35 tuổi như Khang không có quyền khóc.
- Này, làm cái gì ngồi như mất hồn vậy?
Giọng Tuấn oang oang cắt ngang suy nghĩ của Khang. Khang ngẩng đầu lên vờ nhăn nhó:
- Nghĩ quái gì, nắng quá phát hâm cả người mà mày làm gì lâu thế?
- Gớm, chả mấy khi rồng gặp tôm. Tao vướng cuốc khách quen, kêu đưa bà vợ ông ý đi sanh, không chả ra lâu rồi ấy. Thế có việc quái gì mà kêu tao ra?
- Việc "éo" gì đâu. Rỗi rãi, buồn, chán đời, kêu mày ra ngồi làm vài chai.
- Mày mà cũng có lúc rỗi rãi à? Dạo này mày gày đi nhiều nhỉ? Công việc quá tải à?
- Không, quá gì. Bình thuờng ấy mà.
- Mà thôi, tao không hỏi nhiều nữa, làm chai đi mày... Này sao hôm nay mày uống dữ vậy?
Tuấn nheo nheo mắt nhìn Khang. Bình thuờng Khang rất ít khi uống. Chắc phải có chuyện gì ghê gớm lắm đây.
- Tao chán đời.
- Có chuyện gì à?
- Chuyện gia đình thôi.
Tự dưng nhắc đến chuyện gia đình, Khang ái ngại nhìn Tuấn. Ừ thì mọi thứ là Khang quyết định mà, còn trách được ai.
- Bát đũa có lúc xô nhau, vợ chồng thì có lúc này lúc kia, bỏ qua đuợc gì thì bỏ qua cho nhẹ đầu.
Khang bỗng cuời chua chát:
- Mày không còn giận tao à?
- Giận quái gì mày?
Khang nhớ hôm Tuấn vay Khang tiền, Khang đã hứa sẽ xoay cho, vậy mà hôm sau, Khang đành gọi điện nói khéo:
- Mày thông cảm, có chút tiền thì vợ tao lại mới cho ông anh vay, chưa lấy được, thư thư mấy bữa nữa lấy được, tao đưa cho.
- Ừ, không sao. Gớm, chỗ bạn bè mà mày khách sáo thế.
Ấy là Khang tự thấy nguợng với Tuấn. Đằng đằng Khang là giám đốc, trông lịch lãm như thế, đi con Camry hơn hai tỷ, nhà biệt thự to vật vã giữa phố chính mà bạn vay mấy chục triệu không có. Nghĩ lúc ấy, Khang thấy nhục nhã thay cho mình.
Ai cũng khen Khang suớng, kiểu "chuột sa chĩnh gạo". Vợ đẹp, con xinh, nhà lầu xe hơi. Ông bố vợ làm tổng... có nguời tung kẻ hứng. Thực ra Khang chỉ giống như con bù nhìn đuợc giật dây trong gia đình nhà vợ. Quyền sang chức trọng, đó chỉ là cái vỏ, kiểu như có tiếng mà chả có miếng. Hàng tháng, lương lậu vợ cầm cả và phân phát như kiểu bố thí. Thục Anh, vợ Khang giọng lúc nào cũng ngon ngọt như rót mật:
- Nào em có tiếc gì anh đâu nhưng anh cầm nhiều tiền đi xe đẹp, gái lại theo, mẹ con em sống với ai?
Ừ thì cô nói cũng có lý thật. Cái lý khéo co thì ấm nhưng ấm quá thì chết vì nóng ra đấy...
Khang thuơng mẹ, đón mẹ lên ở đuợc hơn nửa tháng, bà nhất quyết đòi về. Nàng dâu rõ ngon ngọt, nhẹ nhàng gọi dạ bảo vâng, ấy vậy mà chẳng hiểu thế nào hôm về bà còn nói "mát", Khang nghe đến đau lòng:
- Tôi nhà quê, không quen ở nhà cao cửa rộng, anh chị cho tôi về. Nhà cửa thoáng mát, tình làng nghĩa xóm tôi quen rồi.
Cô nàng thì ngọt nhạt:
- Kìa mẹ, sao mẹ nói thế? Mẹ ở đây với vợ chồng con cho vui. Bọn con có gì chưa phải thì mẹ bỏ qua.
Mẹ Khang không nói gì, bà thu dọn đồ đạc rồi về thẳng, hoạ hoằn có nhớ cháu lắm bà cũng chỉ sáng lên, chiều lại về ngay. Mà con bé con không biết giống ai, mỗi lần bà nội động vào gì lại kêu:
- Bà không biết làm đâu, bà để con, không hỏng bây giờ.
Lắm lúc cáu quá, Khang lại quát con:
- Vy! Sao con nói với bà thế?
Vợ anh lại bênh:
- Con sai gì đâu.Con còn nhỏ ai nỡ nặng lời như thế?
Thời gian đầu, Khang cũng không hiểu sao mẹ với vợ lại kiệm lời như thế, không khí trong gia đình cứ không thoải mái như đang trong một vở kịch. Sau thì Khang cũng lờ mờ nhận ra...
- Này, nghĩ gì thế?
- Tuấn đập mạnh vào vai Khang một cái.
Khang ngẩng lên cười:
- Ngại quá! Không có tiền cho mày vay.
- Gớm, chuyện đến cả mấy tháng rồi cha nội ạ! Uống nhanh còn về.
- Có chuyện gì thế?
- Hôm nay sinh nhật con bé con. Con Phuơng Linh ấy. 5 tuổi rồi đấy. Một vài năm nữa kinh tế kha khá một chút, đẻ thêm đứa nữa cho vui cửa vui nhà. Vợ chồng mày cũng tính sinh đứa nữa đi. Kinh tế có, ông bà ngoại khoẻ, đẻ đi chờ gì, con Vy cũng gần 10 tuổi rồi còn gì. Vài năm nữa lại ngại. Hôm nay về nhà tao chứ? Lâu lắm rồi đấy.
- Ừm, sinh nở quái gì?
- Gọi điện về báo bà xã cắt cơm đi.
- Kệ, để mẹ con nó tự lo.
Khang vừa nói ngắt lời thì có tiếng điện thoại réo rắt. Liếc nhìn thấy số vợ yêu, ngập ngừng một lúc rồi anh bắt máy, Khang khẽ nhếch mép cười rồi bật máy. Đầu bên kia tiếng vợ rõ nhẹ nhàng:
- Hôm nay đầu tháng, không có công việc gì, anh về sớm nhé! Tối nay chị Thu nấu canh chua, thịt ba rọi kho mắm tép ngon lắm! Anh về ăn, mẹ con em đợi cơm.
- Tôi có việc.
- Để bữa khác đi anh. Hôm nay em mua vé cả nhà mình đi coi phim. Em hứa hôm nay đưa con đi rồi.
- Tôi bận...
- Ơ, hôm nay anh sao thế?
Tự dưng Khang cáu kỉnh rồi ngắt máy, rồi lại cười… Ba từ "mẹ con em" cứ dội vào đầu Khang đau buốt. Gớm, ngọt nhạt quá!
Lại tiếng chuông điện thoại reo. Khang tắt bụp rồi tắt nguồn.
- Ơ cái thằng này sao đấy?
- Không sao.
Hôm nay Khang kêu taxi để ra ngoài hẹn Tuấn:
- Về kiểu gì? Tao không có mũ đâu.
- Không cần.
- Mày vẫn ẩu như xưa nhỉ?
Tuấn nheo mắt nhìn Khang cười. Khang hỏi:
- Mày mới mua con xe này à?
- Một tháng bốn ngày rồi cha nội ạ. 135 triệu xe cũ, 50/50 với thằng em. Hai anh em thay nhau chạy, xem ra đỡ cực hơn mà kiếm được hơn so với chạy xe ôm.
- Ừ, mừng cho mày.
Lâu quá rồi Khang không tới nhà Tuấn, dễ tới hai năm. Tuấn cũng không bao giờ đặt chân tới nhà Khang. Không hiểu Tuấn ngại vì nhà Khang to quá hay vì Thục Anh. Ai cũng khen Thục Anh khéo... khéo... Khang lại nhếch mép cười.
- Tụi thằng Minh lác với Dũng đen nhắc mày suốt đấy.
Nhớ tình bạn thời "khố rách áo ôm" đó, Khang chợt thấy rưng rưng:
- Tao tệ quá, lâu rồi chẳng hỏi thăm chúng nó.
Hội của Khang có 4 thằng, học cùng cấp ba rồi cùng kéo nhau ra đất Hà Thành này kiếm ăn và hay trêu nhau là "ăn mày đất Hà Thành". Bốn thằng thân nhau như anh em vậy. Khang nhớ hồi truớc, bữa đói bữa no, được bạn bè cưu mang nhiều. Trong hội có mỗi Khang là sinh viên, ngày đi làm, tối đi bán bánh mỳ dạo nhưng không đuợc là bao. Có Tuấn và Minh chạy xe, còn Dũng làm công nhân cho một xưởng cơ khí lúc nào cũng nhem nhuốc cả nhưng mà vui, mà đùm bọc nhau.
- Tháng sau thằng Dũng lấy vợ, mày có về ăn cuới không?
Dũng là đứa lấy vợ muộn và cũng có hình thức kém hơn cả. Nhưng đuợc cái cậu hay cười và hay nói tếu táo nhất hội.
- Vợ nó nguời ở đâu? Bao tuổi?
- Hơn cu cậu hai tuổi, 36 tuổi. Nom cũng mặn mòi. Có một đứa con riêng nhưng thấy cũng tốt bụng và giỏi giang. Hai vợ chồng nó về quê mở cửa hàng cũng ổn.
- Cũng mừng cho nó. Chắc chắn tao về rồi...
***
- Thằng Khang. Mày chết đâu, sao giờ thấy mặt?
Giọng Minh ồm ồm đã nghe từ đầu ngõ.
- Quấn vợ quá , không coi bạn bè ra gì nữa hả?
- Không phải vậy.
- Anh này, anh Khang bận nhiều việc, sao lại nói như thế?
Giọng Quyên nhẹ nhàng cất lên.
- Quyên đó hả em?
- Dạ, lâu quá mới gặp anh Khang. Anh không dẫn vợ tới chơi?
- Vợ nó đến "éo" gì những chỗ thế này?
- Kìa anh...
Hai vợ chồng Minh đến lạ. Minh thì thẳng toẹt, ăn nói chả cần nghĩ trước nghĩ sau, thật thà và tốt bụng chưa từng có. Còn Quyên thì dịu dàng, khéo léo, cô giáo mầm non hẳn hoi. Vậy mà lấy Minh chạy xe ôm mà lại yêu Minh hết mực. Đúng là tình yêu bình dị chứ không cần phải đao to búa lớn gì, chứ không phải thứ xa hoa giả dối gì.
Bữa cơm đơn giản nhưng ấm cúng. Con bé Linh luôn miệng liến thoắng. Ai cũng có quà cả, riêng Khang lịch lãm nhất thì tay không, chẳng có gì. Đúng là đàn ông... vô vị. Mà Khang cũng làm gì nghĩ ra điều ấy, trong Khang là một thứ hỗn độn và rời rạc, chỉ tiếc là không vứt hết ra ngoài được cho nó nhẹ lòng.
Đã bao nhiêu năm rồi nhỉ? Ai cũng có một cuộc sống riêng, dẫu bình yên hay sóng gió. Mỗi nguời có một cách đối diện và chấp nhận nó theo cách riêng của mình nhưng đều yên ổn, duy chỉ có Khang. Như vợ chồng Minh - Quyên, kiếm đuợc bao nhiêu tiền đều chạy chữa, kêu cầu tứ nơi để có được mụn con. Vợ chồng Tuấn - Lan, gia đình nhỏ bé nhưng không bao giờ ngớt tiếng cuời. Ngay như cái thằng Dũng đen, bé loắt choắt, chịu thiệt thòi nhất rồi cũng đã tìm được bến đỗ.
Còn Khang, Khang có tất cả nhưng có hạnh phúc không hay Khang đang đủ đầy và hạnh phúc quá để lại thấy thèm những cái nhỏ bé, vụn vặt đời thuờng mà mình đã đánh rơi? Khang nhìn Minh chốc chốc lại quay ra cuời tít mắt với vợ, cũng thấy thèm thèm.
- Tôi nghĩ rồi mấy ông ạ! Con là do trời cho. Với lại chả có cái gì là trọn vẹn cả. Hai vợ chồng tôi quyết định xin đứa con nuôi. Chả cần, gái hay trai đều yêu hết. Thèm tiếng trẻ con lắm rồi.
Giọng Minh như mơ hồ:
- Tám năm rồi. Thôi trời thương cho đứa con nữa thì coi như có hai đứa. Hom trước tôi làm thủ tục xin rồi. Gớm hồi hộp ra phết mấy ông ạ!
- Khiếp, cha này hom nay đa cảm và triết lý thế?
- Thế là tôi sắp có thêm đứa con thứ hai rồi, phải không con gái?
Minh quay ra con bé Linh âu yếm.
Phương Linh cũng dài giọng ra:
- Ba nuôi, con sắp có thêm em hả? Lúc ấy ba má có qua mua quà cho Phương Linh thuờng xuyên nữa không?
- Yên tâm, lúc nào ba má chả yêu con.
Nhìn đôi má phúng phính và cái môi đỏ chót của con bé chu lên khiến cả nhà mỉm cười.
Nhanh thật, mới ngày nào mà dễ đã cả chục năm trôi qua. Thời gian đúng là quá vội để nguời ta sống, nguời ta yêu, người ta hờn ghét và đánh rơi rớt quá nhiều điều.
10h30, mọi nguời rút lui về, Khang cũng cáo từ, chỉ còn một mình lang thang. Trời về đêm đã bớt ngột ngạt và thoang thoảng cơn gió mát. Khang ghé vào bar ngồi ở một góc kín. Thỉnh thoảng có vài cô váy ngắn cũn cỡn, áo hở nửa ngực ra mời gọi... Bất chợt Khang cũng thèm đuợc ném mình váo một xó nào đó dù tối tăm trong hoan lạc để mà có thể lãng quên, để có đuợc cái niềm vui dù chỉ vá víu của đời thuờng. Khang chợt thấy mọi sự xa hoa chỉ là phù phiếm. Tất cả dường như chỉ là ảo giác không có thực. Không dưng, Khang nhớ Thảo đến cồn cào...
Còn nữa...
thutrang- Admin
- Tổng số bài gửi : 59
Join date : 03/10/2011
Age : 37
Đến từ : Đồng Nai
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|